Chào luật sư Công ty Luật Khang Thái, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi thắc mắc về vấn đề sau: Hiện tại tôi và vợ có mâu thuẫn muốn ly hôn. vậy tôi muốn hỏi quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn là như thế nào? Nhờ giải đáp giúp tôi hiểu để tham khảo. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Luật Khang Thái. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
1. Về quyền nuôi con khi ly hôn
Theo quy định tại Khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì: "Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con."
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
2. Về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
Khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình quy định: "Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan."
Ngoài ra tại điều 82 Luật HNGĐ 2014 quy định:
"...Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom mà không ai được cản trở.
Trong trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người đó."
3. Về việc cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sau ly hôn
Luật Hôn nhân gia đình hiện nay cũng quy định:
“Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý. Phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng”
Khuyến nghị:
1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật Khang Thái qua Tổng đài tư vấn pháp luật (+84) 946 971 777 or 0964 091 777 , hoặc E-mail: luatsuphonghn@gmail.com
Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật Khang Thái cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.