Pháp luật Hôn nhân và Gia đình

NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI CHA ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI


 

 

1.      

1. Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái của cha mẹ

 

Về nguyên tắc, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, đại diện cho con cái và quyền, nghĩa vụ này không mất đi khi cha mẹ ly hôn. Vì vậy, khi ly hôn cha hoặc mẹ đều có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Tuy nhiên, với con dưới 36 tháng tuổi pháp luật quy định sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi – đây là quyền ưu tiên đối với người mẹ, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

 

Như vậy, với con dưới 36 tháng tuổi mẹ được ưu tiên quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, quyền ưu tiên này cũng không phải quyền tuyệt đối, trong những trường hợp nhất định, người bố sẽ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi.

 

2. Các trường hợp cha là người nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi

 

-          - Cha và mẹ cùng thỏa thuận cha là người trực tiếp nuôi con và thảo thuận phù hợp với lợi ích của con. Khi ly hôn, cha mẹ được quyền thỏa thuận và Tòa án công nhận sự thỏa thuận này nếu như không trái pháp luật, không trái đạo đức thuần phong mĩ tục cũng như tôn trọng và phù hợp với lợi ích của con. Do đó, nếu vợ chồng đã thỏa thuận rõ người chồng sẽ là người nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ghi nhận điều này.

 

-         - Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi. Thiên chức của người phụ nữ là làm mẹ. Họ có những điều kiện nhất định để nuôi dạy con, nhất là khi con còn nhỏ. Tuy nhiên, trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì buộc lòng con phải cho ở với cha. Một trong các điều kiện đó là:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…của con

+ Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc vui chơi cùng con, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm vỗ về, gần gũi đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn của mẹ

 

-          Trong trường hợp này để giành quyền nuôi con thì ngoài việc chứng minh rằng người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con thì đồng thời người cha cũng phải chứng minh được rằng mình đáp ứng được các điều kiện nhhuw trên để có thể chăm sóc tốt cho con và đảm bảo cho con sự phát triển tốt nhất. Như vậy nếu thuộc một trong hai trường hợp trên, Người cha sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn.



Khuyến nghị:

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật Khang Thái qua Tổng đài tư vấn pháp luật (+84) 946 971 777 or 0964 091 777 , hoặc E-mail: luatsuphonghn@gmail.com

Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật Khang Thái cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Gửi yêu cầu