Kết hôn là quá trình nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Hiện nay, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, một số người nước ngoài vẫn chưa hiểu hết về các quy định về việc tiến hành kết hôn với công dân Việt Nam như thế nào đặc biệt là về điều kiện kết hôn. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra những hướng dẫn sau:
Thứ nhất: Điều kiện kết hôn của hai bên đăng ký kết hôn
– Hai bên khi tiến hành đăng ký kết hôn tại Việt Nam cũng cần phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam. Khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài, hai bên cần phải lưu ý những điều kiện sau:
+ Độ tuổi kết hôn: đối với nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
+ Việc kết hôn phải dựa trên tinh thần tự nguyện của hai bên, do nam và nữ tự nguyện quyết định.
+ Hai bên đăng ký kết hôn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có năng lực để tự quyết định hành vi của mình.
Giả sử, A (công dân Việt Nam) muốn đăng ký kết hôn với B (công dân Hàn Quốc). Tuy nhiên, công dân A đang bị Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 sẽ không công nhận việc đăng ký kết hôn của 2 bên vì không đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra không thuộc những trường hợp cấm kết hôn theo pháp luật Việt Nam như sau:
– Cấm kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo nhằm mục đích lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài, hoặc để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác chứ không phải nhằm mục đích xây dựng gia đình.
– Chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người đang có vợ, có chồng hoặc chưa có vợ, có chồng.
– Giữa những người có dòng máu trực hệ, giữa cha nuôi, mẹ nuôi; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha chồng với con dâu; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Những hành vi cưỡng ép giống như là đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, hoặc dùng những hành vi khác gây áp lực để ngăn cấm, hoặc cưỡng ép một cuộc hôn nhân đều không được pháp luật chấp nhận.
Thứ hai, về điều kiện của người nước ngoài khi kết hôn với công dân Việt Nam
Ngoài các quy định chung tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người nước ngoài cần phải đáp ứng những quy định sau:
Theo quy định tại Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi kết hôn với công dân Việt Nam, người nước ngoài phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn theo quốc gia mà người đó là công dân. Trường hợp việc kết hôn được tiến hành tại Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn của pháp luật Việt Nam.
Ví dụ: A là nữ (18 tuổi, công dân Việt Nam) muốn kết hôn với B (20 tuổi, công dân Trung Quốc). Theo quy định về việc kết hôn của pháp luật Việt Nam thì nữ phải đủ 18 tuổi trở lên, nam phải đủ 20 tuổi trở lên. Theo quy định của pháp luật Trung Quốc thì nữ phải đủ 20 tuổi trở lên và nam phải đủ 22 tuổi trở lên mới đủ tuổi đăng ký kết hôn. Nếu hai bên đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thì đã đủ điều kiện kết hôn. Nếu hai bên đăng ký kết hôn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền tại Trung Quốc thì sẽ không đủ điều kiện. Trong trường hợp này, nếu hai bên lựa chọn việc đăng ký kết hôn tại Trung Quốc thì phải chờ thời gian để đủ tuổi kết hôn theo pháp luật Trung Quốc.
Theo đó, người nước ngoài khi kết hôn với công dân Việt Nam cần phải đáp ứng đủ các điều kiện của 02 hệ thống pháp luật đó là pháp luật Việt Nam và pháp luật mà người đó là công dân.
Hiện nay, khi một công dân Việt Nam kết hôn với một công dân nước ngoài không những hai bên cần tuân thủ các quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 mà còn cần phải đảm bảo thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội của dân tộc Việt Nam. Đó là những hành vi như kết hôn với những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời, hay kết hôn giữa cha mẹ với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể…
Khuyến nghị:
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật Khang Thái qua Tổng đài tư vấn pháp luật (+84) 946 971 777 or 0964 091 777 , hoặc E-mail: luatsuphonghn@gmail.com
Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật Khang Thái cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.