Pháp luật Hôn nhân và Gia đình

CÓ THỂ THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN KHÔNG?


Thưa luật sư, Tôi đã ly hôn được 2 năm và khi ly hôn thỏa thuận con do chồng tôi nuôi nhưng sau này tôi biết Anh thường xuyên để con ở nhà Bà Nội và không trực tiếp chăm con. Tôi có thể đỏi lại quyền nuôi con không và thủ tục thế nào ạ? Tôi xin cảm ơn.


Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Luật Khang Thái. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

 

Theo quy định trên thì có thể thấy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, Tòa án chỉ giải quyết khi có một trong các căn cứ: cha, mẹ có thỏa thuận thay đổi hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được hiểu bao gồm:

+ Điều kiện kinh tế: Có việc làm, có thu nhập ổn định, đảm bảo cho việc sinh hoạt, học tập của con…có chỗ ở ổn định.

+ Điều kiện nhân thân: Có lối sống lành mạnh, tuân thủ các quy định của pháp luật, chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước, sống gương mẫu,…đảm bảo con có thể sống trong môi trường văn minh. Có thời gian chăm sóc con,…

 

Cụ thể trong trường hợp này, chồng bạn không trực tiếp nuôi dưỡng con mà để cho bà nội nuôi dưỡng con bạn, điều này thể hiện chồng bạn không còn là người trực tiếp để nuôi dưỡng, chăm sóc con bạn.

 

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Nên để tiến hành thủ tục khởi kiện đòi quyền nuôi con, bạn phải gửi đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi chồng bạn đang cư trú. Bạn có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa hoặc gửi đến Tòa án qua đường bưu điện.

 

Khuyến nghị:

1.    Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật Khang Thái qua Tổng đài tư vấn pháp luật (+84) 946 971 777 or 0964 091 777 , hoặc E-mail: luatsuphonghn@gmail.com

  Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật Khang Thái cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Gửi yêu cầu