Góc pháp lý

Viết tiếp chiến lược Rùa và Thỏ


1. CHUYỆN XƯA NHƯ TRÁI ĐẤT

Ngày xửa ngày xưa có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua, giành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã thua. 
Bài học của câu chuyện trên là người chậm nhưng ổn định đã chiến thắng.
 
2. CHUYỆN XƯA RỒI DIỄM!
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó nhận ra rằng: nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì Rùa không thể có cơ hội hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, Thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường.
Triết lý của câu chuyện này là nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định. Nếu có 2 người trong công ty của bạn, một chậm, cẩn thận và đáng tin cậy; còn người kia nhanh chóng vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm, người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng tiến nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
  
3. BIẾT RỒI! KHỔ LẮM, NÓI MÃI!
Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng, nó không có cách nào thắng được Thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một chút nữa và rồi thách Thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về lộ trình. Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua. Cả 2 đã tự hứa với mình là phải nhanh. Thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông Hậu. Vạch đích còn đến 2 km nữa ở bên kia sông, tại trung tâm thành phố Cần Thơ. Nước chảy thấy phát ớn, đục ngầu mà còn dơ nữa. Bên kia sông bờ cỏ chỉ thấy lờ mờ, Thỏ lắc đầu ngao ngán cho đoạn kết của mình ! Nó đành ngồi xuống và tự hỏi không biết phải làm sao. Và cứ thế nó suy nghĩ và suy nghĩ… Trong lúc đó Rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ sông kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua. Trong một tổ chức, nếu bạn là người có khả năng hùng biện, đảm bảo rằng bạn phải biết tạo cơ hội trình bày để Sếp chú ý đến bạn. Khi bạn làm việc dựa trên thế mạnh của mình, chắc chắn rằng không những bạn được quan tâm mà còn lại “cú hích” cho bạn phát triển và tiến xa hơn. Ghi nhớ là “Phải chọn sân chơi cho phù hợp. Đừng quá ham banh mà đá lộn sân người khác.”Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, 
 
4. “ĐÂU CÓ DỄ ĂN CỦA NGOẠI?”
Đến đây, cả Thỏ lẫn Rùa cùng nhau suy ngẫm. Nếu cứ tiếp tục “bày mưu tính kế”, thi thố tài năng thì “ân oán giang hồ” bao giờ mới dứt? Nghiệp chướng cứ đeo bám mãi đến bao giờ mới được “bình yên, thanh thản”. Thế là chúng quyết định bắt tay cùng hợp tác chạy đua để giành phần thưởng. Cả 2 tổ chức một cuộc đua cuối cùng nhưng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, Thỏ cõng Rùa chạy đến bên bờ sông, Rùa lội xuống sông và cõng Thỏ qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, Thỏ lại cõng Rùa đưa cả 2 cùng về đích giật thưởng (giả sử không có quán đặc sản nào bên kia sông!). Chúng cùng nhận ra rằng, đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Do đó, tinh thần đồng đội là yếu tố quyết định thành công trong công việc. Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ có khả năng lãnh đạo nhóm. Cả Thỏ và Rùa đều không hề đầu hàng hay nãn chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc nhiệt tình hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi gặp thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Triết lý của câu chuyện này thật tuyệt vời.
Trong cuộc sống khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả 2. Thỏ và Rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác “thay vì chống đối hay cạnh tranh với nhau”, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống thông qua hợp tác và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.
 
5. “THÀ RẰNG NHƯ THẾ!”
Sang đến bờ bên kia trời cũng chập choạng tối. Cả hai quyết định thuê khách sạn qua đêm và kiếm chút gì bỏ bụng. Trong thành phố đông đúc như Cần Thơ thì không thể cõng Rùa trên lưng đi lòng vòng được vì “vi phạm độ cao quy định” của ngành Giao thông Công chính. Hơn nữa, để Thỏ đi trước vừa nhanh, vừa tiện việc lựa chọn khách sạn và cũng dễ mặc cả hơn. Chọn được chỗ qua đêm vừa ý, Thỏ cùng Rùa xuống Restaurant “giảm stress”. Nhà hàng sang trọng thật, phục vụ toàn sơn hào hải vị. Thỏ nhìn menu rồi kêu nào là Cà rốt phơi sương, cỏ non hầm thuốc bắc, củ cải ngọt hun khói… cho bù lại những ngày dài gian khổ trên đường. Rùa cũng “nhanh chân” gọi thức ăn. Nào là… nào là… nào là… nhưng nhà hàng không có những món đó. Nó tiu nghỉu gọi món “lăng quăng luộc” và vài cọng tía tô lót dạ. Cơm nước xong, cả hai lên phòng. Thỏ tót lên giường, nhún nhảy trên nệm, đắp chăn thơm, mở truyền hình cáp (để cập nhật kiến thức chắc!) xem Tom & Jerry… Còn Rùa thì chỉ biết thụt đầu vào mai để ngủ (vì mai chính là nhà của nó rồi!). Cả hai chìm vào giấc ngủ với những mộng mị của phần thưởng ngày mai.
Thỏ nghĩ: Mình có công to nhất. Nào là chở Rùa suốt cả chặng đường dài, nào là đi trong thành phố mà không bị Police thổi, nào là kiếm được nhà hàng ngon, khách sạn tốt, tiết kiệm biết bao công sức, tiết kiệm biết bao tiền bạc… Mình tiêu xài như thế cũng “đáng đồng tiền bát gạo”, mình phải được thưởng nhiều hơn Rùa. Thế mới xứng đáng với đóng góp của mình.
Rùa lại nghĩ khác: Mình có công to nhất, không mình thì mọi việc không xong! Thỏ có đi nhanh thật, có công cõng mình cả đoạn đường dài thật, nhưng không có mình thì giờ này hắn “còn đang ngao ngán cho đoạn kết bên kia sông Hậu“ chứ làm gì có thưởng mà chia. Hơn nữa, một mình hắn thuê phòng, biết đâu tiền hoa hồng hắn ém nhẹm rồi ! Lại còn kêu toàn những “món độc”, ở “chỗ sang” mà chỉ mình hắn hưởng chứ mình có hưởng được gì đâu ngoài vài con lăng quăng luộc và rụt đầu vô mai để ngủ. Gần 200 tuổi đầu rồi mình chưa thấy đứa nào láo hơn đứa này! Thật quá đáng. Hắn đã xài nhiều hơn cái hắn có, không thể chia thưởng cho hắn nhiều được. Chí ít mình phải hưởng 80% mới công bằng. Càng nghĩ, Rùa càng hậm hực, tức tối…
 Phải xác định trước phần mà mỗi người trong nhóm được hưởng. Tránh nghi ngờ lòng tốt và nhiệt tình của người khác trong công việc. Họ cũng “không quá rãnh” để làm những việc “dư cơm”, mọi việc làm đều có tính toán. Vấn đề là ít hay nhiều, lợi hay hại mà thôi!
 

 

Gửi yêu cầu