Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là việc đầu tiên giúp cho dự án đầu tư của bạn có thể đi vào hoạt động bình thường. Chỉ khi có trong tay giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì doanh nghiệp mới có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư của mình vào đó. Đây là một thủ tục cần thiết khi bạn muốn thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề mà mọi cá nhân và doanh nghiệp đều gặp phải chính là chưa có hiểu biết đầy đủ về các quy định của pháp luật cho nên không thể tự thực hiện được. Đó là lý do bạn cần đến Luật Khang Thái.
Chúng tôi mang đến bạn những dịch vụ tư vấn luật tốt nhất, giúp bạn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất. Dưới đây là một số thông tin nhà đầu tư nên biết:
NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢI XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
1. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam và nắm giữ 51 % vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân người nước ngoài.
3. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam và thực hiện kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
1. Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
1.1. Tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp:
· Nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh thư nhân dân (đối với người Việt Nam); Bản sao có hợp thức hóa lãnh sự hộ chiếu của cá nhân là người nước ngoài; Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tối thiểu bằng số vốn đầu tư qua tài khoản đầu tư trực tiếp.
· Nhà đầu tư là pháp nhân: Giấy phép hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất năm thực hiện xin cấp phép; Cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bão lãnh về năng lực tài chính; Điều lệ công ty (Nếu có) (thực hiện thủ tục hợp thức hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc Đại sứ quán nước sở tại ở Việt Nam).
1.2. Hồ sơ cần soạn thảo gồm có:
· Văn bản đề xuất dự án đầu tư (Theo mẫu Mục I.2 của Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT Quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam) Gồm các nội dung: Tên dự án, địa diểm thực hiện dự án, mục tiêu dự án (ngành nghề kinh doanh), quy mô đầu tư (công suất thiết ké, sản phẩm dịch vụ cung cấp, diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng, quy mô kiến trúc xây dựng), đề xuất nhu cầu sử dụng đất (Địa điểm khu đất, cơ cấu hiện trạng sử dụng đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất, giải trình về các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, , dự kiến kế kế hoạch tiến độ giao đất, phương án tổng thể bồi thường giải phóng mặt bằng);
· Vốn đầu tư : Tống số vốn đầu tư giải trình cụ thể các khoản chi phí như: chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư, Chi phí thuế đất, mặt nước; chi phí xây dựng công trình; Chi phí máy móc thiết bị, công nghệ, thương hiệu; chi phí khác hình thành tài sản cố định; chi phí dự phòng; Phương thức góp vốn (Ghi rõ giá trị bằng tiền mặt, máy móc, thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết công nghệ), vốn huy động (vay từ tổ chức tín dụng hay vay từ công ty mẹ).
· Tiến độ thực hiện dự án: Ghi rõ mốc thời gian cụ thể cho từng giai đoạn như: Dự kiến tiến độ đầu tư, tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian vận hành, sản xuất, kinh doanh.
· Như cầu sử dụng lao động: Số lượng lao động trong nước, số lượng lao động nước ngoài.
· Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án: Tạo công ăn việc làm, nộp ngân sách nhà nước, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.
· Giải trình về việc sử dụng công nghệ: Tên công nghệ, xuất xử công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật chính,tình trạng sử dụng máy móc, thiết bị và dây truyền công nghệ; Giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện tiếp nhận, chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
· Đề xuất về việc ưu đãi đầu tư: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, về thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất.
· Hợp đồng hợp tác BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Hồ sơ được lập thành 01 bộ nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư. Sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thẩm xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sau 15 ngày cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
2. Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Gồm có:
Dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu, hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
Dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2.1. Tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp:
· Quý khách hàng cần cung cấp tài liệu như phần mục 1.1.
2.2. Hồ sơ cần soạn thảo gồm có:
· Hồ sơ cần soạn thảo như phần mục 1.2.
Nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký đầu tư gửi công văn xin ý kiến của các cơ quan có liên quan. Sau 25 ngày tiếp theo phải lập báo cáo trình Ủy ban nhân dân; nếu được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân và các cơ quan có liên quan thì cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Chú ý: Báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có: Thông tin về dự án (thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô,địa điểm, tiến độ thực hiện dự án); đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài; đánh giá sự phù hợp của dự án với sự phát triển tổng thể của kinh tế – xã hội, quy hoạch về đất, đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế cho tỉnh; Đánh giá về ưu đãi và điều kiện được hưởng ưu đãi; Đánh giá về căn cứ pháp lý quyền sử dụng đất của địa điểm đầu tư của nhà đầu tư; Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án.
3. Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
3.1. Tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp:
· Quý khách hàng cần cung cấp tài liệu như phần mục 1.1.
3.2. Hồ sơ cần soạn thảo gồm có:Hồ sơ cần soạn thảo như phần mục 1.2.
· Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư.
· Đánh giá sơ bộ tác động của môi trường và kiến nghị các giải pháp bảo vệ môi trường.
· Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ Sở kế hoạch đầu tư gửi hồ sơ lên Bộ kế hoạch đầu tư và các Bộ chuyên ngành có liên quan xin ý kiến. Sau đó lập báo cáo xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bộ kế hoạch đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo trình Thủ tướng chính phủ xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
4. Dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội.
4.1. Hồ sơ Quý khách hàng cần cung cấp:
· Quý khách hàng cần cung cấp tài liệu như phần mục 1.1.
4.2. Hồ sơ cần soạn thảo:
· Quý khách hàng cần cung cấp tài liệu như phần mục 3.2.
Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù.
Hồ sơ hoàn thiện thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tới Cơ quan đăng ký đầu tư để Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ về Bộ kế hoạch đầu tư báo cáo Thủ tướng chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
Bước 2: Lập báo cáo trình Chính phủ.
Bước 3: Hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư được gửi tới chủ trì thẩm tra của Quốc hội. Gồm có:
· Tờ trình của Chính phủ,
· Hồ sơ dự án đầu tư đã lập,
· Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm đinh nhà nước về dự án xin cấp phép,
· Các tài liệu khác có liên quan.
Bước 4: Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ theo quy đinh đối với từng trường hợp cụ thể.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp phép tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ/công văn xin ý kiến các cơ quan chuyên ngành có liên quan và lập báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi có quyết định chấp thuận của các cơ quan có liên quan. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 4: Sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tực xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đầu tư trong nước thuộc Sở kế hoạch đầu tư.
Bước 5: Xin giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nghề có điều kiện.
DỊCH VỤ CỦA LUẬT KHANG THÁI
1. Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
2. Hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép, hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị những tài liệu theo quy định của pháp luật đối với từng dự án đầu tư cụ thể.
3. Soạn thảo hồ sơ, soạn thảo các văn bản giải trình đối với từng dự án đầu tư chuyên biệt.
4. Đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư nộp hồ sơ, theo dõi tiến độ thực hiện việc xin cấp phép, nhận kết quả bàn giao cho Quý khách hàng.
5. Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
6. Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh.
7. Khắc dấu, kê khai thuế, hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp.
8. Tư vấn về giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho lao động là người nước ngoài.
9. Tư vấn về nội quy lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội cho lao động sử dụng trong doanh nghiệp.
NHỮNG VƯỚNG MẮC
1. Hiện nay, trong quy trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư còn chưa thực sự rõ ràng, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình cấp phép. Đặc biệt là việc xin ý kiến của các cơ quan có liên quan, công văn xin ý kiến với nội dung cụ thể là gì, kết quả nhận tại đâu? Sau khi nhận kết quả gửi kết quả về đâu? Hay là cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm gửi công văn xin ý kiến các cơ quan để hoàn thiện hồ sơ xem xét đánh giá để cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Hiện nay, thực tế thực trạng này vẫn chưa rõ ràng và minh bạch.
2. Các thông tin về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, thông tin về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia. Tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các vấn đề về tên doanh nghiệp đặt cho những trường hợp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, yếu tố trùng hay không trùng đánh giá ra sao hay hiện nay vẫn đang bỏ ngõ vấn đề này.
3. Việc xin giấy phép kinh doanh sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư gây nên tình trạng khó hiểu cho nhiều nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng không được cấp giấy phép kinh doanh thì nhà đầu tư phải làm gì? Đây đang là một vấn đề lớn được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Quy định như vậy khiến các nhà đầu tư e ngại khi thực hiện đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam.
Mọi thắc mắc cần giải đáp Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Khang Thái để được tư vấn miễn phí và cung cấp các dịch vụ pháp lý tốt nhất theo địa chỉ:
Hotline: 0 9 4 6 9 7 1 7 7
Email: luatsuphonghn@gmail.com
12
CÔNG TY LUẬT KHANG THÁI
Văn phòng Giao dịch:
- P906, Toà CT4-1, KĐT Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
- Số Giấy phép hoạt động: 0 1 0 2 1 2 6 0 /TP-ĐKHĐ
- Do sở Tư pháp thành phố Hà Nội cấp ngày 16/01/2017.
- Mã số thuế: 0 1 0 7 7 1 9 2 2 0
- Hotline: 0 9 4 6 9 7 1 7 7 7
- Email: luatsuphonghn@gmail.com
- Website: http://luatkhangthai.vn
Bản quyền thuộc sở hữu Công ty luật Khang Thái. Mọi cá nhân, tổ chức copy dữ liệu từ website đều phải ghi rõ nguồn. Công ty không thu thập thông tin và sử dụng thông tin của khách hàng thông qua website này. Website chỉ giới thiệu dịch vụ và thông tin của doanh nghiệp.