Tư vấn Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Hướng dẫn các bước lập dự án đầu tư xây dựng


Tại mục 1, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Chính phủ đã đưa ra quy định về các bước lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy bất kỳ dự án đầu tư nào cũng phải lập theo trình tự lập dự án đầu tư quy định tại điều luật này. Cụ thể như sau:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án

Cơ quan, tổ chức hoặc chủ đầu tư nhận nhiệm vụ chuẩn bị dự án quốc gia, dự án nhóm A sẽ tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án để từ đó xem xét và quyết định chủ trương đầu tư. Nếu các dự án nhóm A đã được phê duyệt, đảm bảo đáp ứng các quy định tại điều 53 Luật xây dựng 2014 thì sẽ không phải thực hiện bước báo cáo này nữa.

Nội dung báo cáo bao gồm:

·        Báo cáo sơ bộ về vị trí xây dựng, quy mô, loại và cấp công trình chính

·        Bản thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án, mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt công trình chính.

·        Bản vẽ và miêu tả sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng cho công trình chính

·        Nếu dự án sử dụng thiết bị công nghệ và dây chuyền công nghệ thì phải báo cáo sơ bộ.

Thẩm định báo cáo và quyết định chủ trương đầu tư xây dựng

Bước thứ hai trong các bước lập dự án đầu tư là thẩm định báo cáo và quyết định chủ trương đầu tư. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ được thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư công (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công)

Còn đối với các dự án thuộc nhóm A sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và vốn khác chưa có trong quy hoạch được duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo lên các Bộ ngành liên quan theo phân cấp để xem xét, chấp thuận hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo sẽ có trách nhiệm xin ý kiến chấp thuận của Bộ quản lý ngành và các cơ quan liên quan sau đó trình lên người quyết định để quyết định chủ trương đầu tư. Thời hạn để xin ý kiến chấp thuận là trong vòng 20 ngày, tính từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư.

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư sẽ tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và trình lên người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án và quyết định đầu tư.

Riêng các dự án PPP thì việc lập báo cáo được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Báo cáo sẽ được lập theo quy định của Nghị định Chính phủ về đầu tư đối tác công tư.

Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công, chủ đầu tư sẽ lập báo cáo sau khi có quyết định chủ trường đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (Theo quy định Luật đầu tư công).

Đối với dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch thì chủ đầu tư phải báo cáo lên các Bộ quản lý ngành, Bộ xây dựng để xem xét và chấp thuận hoặc trình lên Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập báp cáo nghiên cứu khả thi. Thời hạn để xem xét là trong vòng 45 ngày.

Đối với dự án xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp tại khu vực chưa được quy hoạch thì chủ đầu tư phải đề nghị cấp giấy phép quy hoạch xây dựng để làm cơ sở lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Đối với dự án quốc gia và các dự án nhóm A yêu cầu bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thì người quyết định đầu tư phải căn cứu và điều kiện của dự án để quyết định tách hợp các phần việc, hình thành dự án riêng và giao cho địa phương nơi có dự án tổ chức thực hiện.

Thẩm định dự án và thẩm định thiết kế cơ sở

Việc thẩm định dự án và thiết kế cơ sở đối với từng loại dự án cũng khác nhau. Cụ thể:

·         Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Thủ tướng Chính phủ sẽ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để tiến hành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo pháp luật quy định.

·         Đối với dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước thuộc nhóm A và nhóm B trở xuống thì cơ quan chuyên môn xây dựng sẽ chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại điều 58, Luật Xây dựng 2014. Còn với các dự án do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyển ngành thẩm định thì cơ quan chuyên mô thực thuộc các Bộ này sẽ thẩm định.

Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành sẽ chủ trì thẩm định đối với các nội dung tại điều 58 Luật Xây dựng 2014 của các dự án nhóm B trở xuống được đầu tư xây dựng trên điah bàn của tỉnh.

Theo phân cấp của UBND tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng sẽ chủ trì thẩm định dự án.

·         Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì cơ quan chuyên môn về xây dựng sẽ chủ trì thẩm định thiêt kế cơ sở với các nội dung tại khoản 2, điều 58 Luật Xây dựng 2014 của dự án nhóm A.

Dự án nhóm B trở xuống sẽ do các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quant rung ướng của các tổ chức chính trj, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư. Còn với các dự án do Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ quản lý công trình xây dựng thì cơ quản chuyên môn về xây dựng của Bộ sẽ thực hiện thẩm định.

Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình sẽ thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xây dựng 2014 của dự án từ nhóm B trở xuống trên địa bàn hành chính của tình.

Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND huyện sẽ chủ trì thẩm định và dự toán xây dựng các dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện và cấp xã quyết định đầu tư.

Với dự án sửa chữa, cải tạo và nâng cấp dưới 5 tỷ đồng thì cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư sẽ chủ trì thẩm định đồng thời  thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi và tổng hợp kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án.

·         Đối với dự án PPP thì cơ quan chuyên môn xây dựng sẽ chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở; góp ý kiến về đơn giá, định mức, đánh giá giải pháp thiết kế của dự án. Đơn vị đầu mối về quản lý hoạt động PP và có quyền ký hợp đồng dự án sẽ chủ trì thẩm định các nội dung khác của Báo cáo Nghiên cứu khả thi, thiết kế công nghệ (nếu có) đồng thời tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện.

·         Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác thì cơ quan chuyên môn về xây dựng sẽ tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình cấp đặc biệt và cấp I.

Sở xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng sẽ tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng (đối với công trình cấp II trở xuống trên địa bàn tỉnh).

Người quyết định đầu tư sẽ tổ chức thẩm định nội dung dự án, trừ thẩm định thiết kế cơ sở đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện.

Như vậy mỗi loại dự án sẽ thực hiện việc thẩm định dự án và thẩm định thiết kế cơ sở khác nhau. Tuy nhiên các cơ quan thực hiện thẩm định đều phải có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về nội dung của dự án. Cơ quan được lấy ý kiến phải có trách nhiệm góp ý bằng văn bản.

Trong quá trình thẩm định, cơ quan chủ trì có trách nhiệm thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ và các nội dung khác của dự án. Cụ thể như: mời các tổ chức và cá nhân có chuyên môn cùng tham gia thảm định hay trường hợp không đủ điều kiện thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng được phép yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện phục vụ công tác thẩm định.

Trình tự thẩm định dự án và thiết kế cơ sở

·         Với dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Chủ đầu tư sẽ gửi hồ sơ đến người quyết định đầu tư và cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Trong 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn sẽ gửi văn bản kèm trích lục hồ sơ có liên quan đến các cơ quan và tổ chức tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP để lấy ý kiến về nội dung liên quan đến dự án. Với các dự án thuộc nhóm A thì cơ quan chủ trì thẩm định sẽ phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng về thiết kế cơ sở.

·         Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì chủ đầu tư và đơn vị đầu mối về quản lý hoạt động PPP sẽ soạn thảo hồ sơ thiết kế cơ sở và gửi đến người quyết định đầu tư cùng các cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm định. Trong 5 ngày, cơ quan chuyên môn xây dựng sẽ gửi văn bản kèm hồ sơ đến các cơ quan liên quan để lấy ý kiến nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở.

·         Thời hạn để các cơ quan có văn bản trả lời là không quá 30 ngày đối với dự án quốc gia, 20 ngày với dự án nhóm A, 15 ngày với diwj án nhóm B và 10 ngày với dự án nhóm C. Nếu quá thời hạn trên mà các cơ quan chưa có văn bản trả lời thì đồng nghĩa nội dung xin ý kiến đã được chấp thuận.

·         Thởm gian thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án quốc gia không quá 60 ngàu, với dự án nhóm A không quá 30 ngày, với dự án nhóm B không quá 20 ngày và dự án nhóm C không quá 15 ngày.

·         Nếu cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn đơn vị thẩm tra thì trong 5 ngày từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan chuyên môn sẽ có văn bản thông báo cho chủ đầu tư về các nội dung cần thẩm tra. Thời gian thẩm tra không quá 30 ngày với dự án quốc gia, 20 ngày với dự án nhóm A, 15 ngày với dự án nhóm B và 10 ngày với dự án nhóm C. Chủ đầu tư phải gửi kết quả thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng và người quyết dịnh đầu tư.

·         Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định cơ theo cơ chế một cửa để đảm bảo đúng nội dung và thời hạn.

Phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư sẽ được phê duyệt tại quyết định đầu tư xây dựng với nội dung quyết định bao gồm:

·        Tên dự án

·        Tên chủ đầu tư

·        Mục tiêu, quy mô và tiến độ dự án

·        Công trình chính và các công trình phụ và cấp công trình thuộc dự án

·        Vị trí xây dựng và diện tích đất dự án

·        Thiết kế cơ sở và công nghệ (nếu có)

·        Quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng được lựa chọn

·        Yêu cầu về nguồn lực và tài nguyên (Nếu có)

·        Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, bảo vệ môi trường và phòng cháy nổ

·        Tổng mức đầu tư và dự kiến vốn phân bổ theo tiến độ

·        Hình thức quản lý dự án

Báo cáo kinh tế và kỹ thuật

Hồ sơ thẩm định báo cáo kinh tế và kỹ thuật bao gồm:

·         Tờ trình thẩm định theo mẫu 04 Phụ lục II ban kèm Nghị định 59/2015/NĐ-CP

·         Nội dung báo cáo theo quy định tại Điều 55 Luật Xây dựng 2014.

Cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư sẽ thực hiện tổng hợp kết quả thẩm định và trình hồ sơ đến người quyết định đầu tư để xem xét và đưa ra quyết định đầu tư.

Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và thiết kế có sở

Chủ đầu tư phải có phương án giải trình cho việc điều chỉnh dự án, bao gồm: hiệu quả tài chính và kinh tế – xã hội đối với dự án sản xuất, kinh doanh, dự án yêu cầu thu hồi vốn và hiệu quả xây dựng; hiệu quả trong giai đoạn xây dựng và hiệu quả kinh tế – xã hội với dự án không yêu cầu thu hồi vốn.

Việc điều chỉnh thiết kế cơ sở thực hiện khi quy hoạch xây dựng thay đổi và ảnh hưởng đến địa điểm xây dựng, quy mô và công năng sử dụng các công trình. Trường hợp điều chỉnh dự án do trượt giá xây dựng sẽ được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Dự án, thiết kế cơ sở điều chỉnh sẽ được thực hiện thẩm định theo quy định tại điều 11 Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư sẽ trình đề xuất điều chỉnh để người quyết định đầu tư xem xét và quyết định.

Tuyển chọn thiết kế kiến trúc

Sau khi hoàn thành các bước lập dự án đầu tư trên, cần phải triển khai tuyển chọn thiết kế công trình kiến trúc xây dựng.

Các công trình công cộng có quy mô lớn phải tổ chức thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế. Cụ thể đó là công trình công cộng cấp I, cấp đặc biệt; Trụ sở cơ quan Đảng, nhà nước, các trung tâm hành chính và chính trị, trung tâm phát thanh truyền hình; nhà ga đường sắt và nhà ga hàng không; công trình giao thông trong khu đô thị từ cấp II trở lên; công trình có vị trí trọng điểm.

Tổ chức hay cá nhân nào có phương án thiết kế được lựa chọn sẽ được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực.

Trên đây là hướng dẫn lập dự án đầu tư theo từng bước cụ thể do pháp luật quy định.

Mọi thắc mắc cần giải đáp Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Khang Thái để được tư vấn miễn phí và cung cấp các dịch vụ pháp lý tốt nhất theo địa chỉ:

Hotline: 0 9 4 6 9 7 1 7 7 

Email: luatsuphonghn@gmail.com

 

 

Gửi yêu cầu