Tư vấn Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài


 Trong những năm qua, hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng, nhằm mục đích hỗ trợ dịch vụ pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khang Thái tiến hành cung ứng dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng và tiện lợi sẽ đáp ứng yêu cầu của quý khách.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay được thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2014. Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài có sự khác biệt so với thành lập công ty trong nước và thời gian cũng sẽ kéo dài hơn. Điều này nhằm đảm bảo các nhà đầu tư từ nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện đầu tư và hơn nữa một phần nhằm mục đích bảo vệ các nhà đầu tư trong nước.

QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Trường hợp 1: Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài không hoạt động trong những ngành nghề có điều kiện; Sở hữu dưới 51 % vốn điều lệ của công ty chỉ cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh.

Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Hoàn thiện hồ sơ pháp lý xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

1.1. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam.

·        Bản sao hộ chiếu, thẻ tạm trú của các nhà đầu tư ( Thông qua thủ tục hợp thức hóa lãnh sự tại Đại Sứ Quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc Đại Sứ Quán của quốc gia đó tại Việt Nam).

·        Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại nước ngoài (Số dư tài khoản phải tối thiểu bằng nguồn vốn nhà đầu tư nước ngoài dự kiến đầu tư).

·        Hợp đồng thuế địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của công ty (Hợp đồng tối thiếu có thời hạn là 12 tháng, kèm bản sao sổ đỏ, giấy phép xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản đối với các tòa nhà văn phòng).

1.2. Nhà đầu tư là tổ chức góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam.

·        Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

·        Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất năm liền trước năm xin cấp phép; Văn bản xác nhận về thuế của cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp.

·        Cam kết bảo lãnh tài chính của công ty mẹ.

·        Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tối thiếu bằng số vốn dự kiến đầu tư vào góp vốn vào Việt Nam.

·        Bản sao hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp của công ty  nước ngoài tại Việt Nam.

·        Điều lệ của công ty nước ngoài (Nếu có).

2. Soạn thảo hồ sơ theo quy định pháp luật.

·        Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

·        Điều lệ công ty (Phù hợp với loại hình nhà đầu tư lựa chọn).

·        Quyết định thành lập doanh nghiệp.

·        Quyết định cử người đại diện theo pháp luật (Đối với nhà đầu tư nước ngoài là pháp nhân).

·        Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Nếu có).

·        Hợp đồng ủy quyền cho đơn vị dịch vụ thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

·        Công bố mẫu dấu.

3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

·        Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch Đầu Tư nơi doanh nghiệp dự kiến thành lập công ty có vốn nước ngoài.

4. Hình thức nộp hồ sơ:

·        Hình thức thứ nhất: Nộp bản giấy tại một cửa của Sở kế hoạch đầu tư.

·        Nộp hồ sơ online tại Website: dangkykinhdoanh.gov.vn nhập tài khoản đăng nhập thực hiện nộp hồ sơ.

Bước 2: Xin giấy phép kinh doanh.

Sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, xuất nhập khẩu cần phải xin giấy phép kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính cấp.

1. Hồ sơ pháp lý xin cấp giấy phép kinh doanh:

·        Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Kết quả bước 1).

2. Hồ sơ cần soạn thảo:

·        Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ-1 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT Quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

·        Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện mua tiêu mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan theo mẫu MĐ – 6 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT Quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

·        Bản giải trình việc đáp ứng thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa.

Chú ý: Khi thực hiện xin cấp giấy phép kinh doanh doanh nghiệp phải có công văn xin ý kiến của Bộ công thương về việc chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện quền phân phối, bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu  và công văn xin ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh theo hồ sơ doanh nghiệp nộp xin cấp phép. Sau khi có công văn của Bộ công thương và Ủy ban nhân dân tỉnh thì Sở Kế Hoạch và Đầu Tư mới bổ sung ngành nghề vào giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Cơ quan tiếp nhận:

·        Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng đầu tư nước ngoài thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính.

4. Hình thức nộp hồ sơ:

·        Nộp bản giấy tại một cửa của Sở kế hoạch đầu tư.

Trường hợp 2: Đối với công ty nước ngoài hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.

1. Hoàn thiện hồ sơ pháp lý xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

1.1. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam.

·        Bản sao hộ chiếu, thẻ tạm trú của các nhà đầu tư ( Thông qua thủ tục hợp thức hóa lãnh sự tại Đại Sứ Quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc Đại Sứ Quán của quốc gia đó tại Việt Nam).

·        Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại nước ngoài (Số dư tài khoản phải tối thiểu bằng nguồn vốn nhà đầu tư nước ngoài dự kiến đầu tư).

·        Hợp đồng thuế địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của công ty (Hợp đồng tối thiếu có thời hạn là 12 tháng, kèm bản sao sổ đỏ, giấy phép xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản đối với các tòa nhà văn phòng).

·        Tài liệu chứng minh về điều kiện cụ thể đối với ngành nghề doanh nghiệp dự kiến đăng ký.

1.2. Nhà đầu tư là tổ chức góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam

·        Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

·        Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất năm liền trước năm xin cấp phép; Văn bản xác nhận về thuế của cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp.

·        Cam kết bảo lãnh tài chính của công ty mẹ.

·        Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tối thiếu bằng số vốn dự kiến đầu tư vào góp vốn vào Việt Nam.

·        Bản sao hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp của công ty  nước ngoài tại Việt Nam.

·        Điều lệ của công ty nước ngoài (Nếu có).

·        Tài liệu chứng minh về điều kiện cụ thể đối với ngành nghề doanh nghiệp dự kiến đăng ký.

2. Hồ sơ cần soạn thảo:

·        Văn bản đề nghị thực hiện dự án.

·        Văn bản đề xuất dự án đầu tư.

·        Quyết định của nhà đầu tư.

·        Bản báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.

3. Cơ quan tiếp nhận:

Phòng đầu tư nước ngoài thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính.

4. Hình thức nộp hồ sơ:

·        Hình thức thứ nhất: Nộp bản giấy tại một cửa của Sở kế hoạch đầu tư.

·        Nộp hồ sơ online tại Website: dautunuocngoai.gov.vn hoặc fdi.gov.vn nhập mã và khai hồ sơ.

Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ pháp lý cần cung cấp:

·        Bản sao giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp (Có chứng thực).

Hồ sơ cần soạn thảo, hình thức nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận:

·        (Thực hiện như bước 1 – Trường hợp 1).

Bước 3 Xin cấp giấy  phép kinh doanh.

Hồ sơ pháp lý cần cung cấp:

·        Giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao có chứng thực)

·        Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp  (Bản sao có chứng thực)

Hồ sơ pháp lý cần soạn thảo, hình thức nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận:

·        (Thực hiện như bước 2 – Trường hợp 1).

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI LUẬT KHANG THÁI.

·        Tư vấn các vấn đề có liên quan đến thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

·        Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các tài liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam để hoàn thiện hồ sơ pháp lý; Đánh giá tính pháp lý các tài liệu nhà đầu tư cung cấp.

·        Thực hiện soạn thảo hồ sơ thực hiện Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh.

·        Đại diên cho Quý khách nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ, sửa đổi theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ và nhận kết quả.

·        Tư vấn quy chế quản lý nội bộ: Hợp đồng lao động, nội quy lao động, hợp đồng thương mại, soạn thảo bộ nhận diện thương hiệu.

·        Tư vấn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và bảo hiểm xã hội cho người lao động.

KẾT QUẢ LUẬT KHANG THÁI BÀN GIAO CHO KHÁCH HÀNG

·        Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

·        Giấy chứng nhận đầu tư.

·        Giấy phép kinh doanh.

·        Con dấu tròn doanh nghiệp.

·        Chữ ký số (Nếu doanh nghiệp đề xuất dịch vụ với Luật Khang Thái).

·        Công văn chấp thuận xin ý kiến của Bộ Công Thương về việc xin quyền phân phối, bán buôn, bán lẻ. (Nếu có).

 

Mọi thắc mắc cần giải đáp Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Khang Thái để được tư vấn miễn phí và cung cấp các dịch vụ pháp lý tốt nhất theo địa chỉ:

Hotline: 0 9 4 6 9 7 1 7 7 

Email: luatsuphonghn@gmail.com

 

Gửi yêu cầu