Ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì ở Việt Nam thừa nhận các loại hình doanh nghiệp như sau:
ü Doanh nghiệp tư nhân
ü Công ty trách nhiệm hữu hạn ( một thành viên và hai thành viên trở lên)
ü Công ty Cổ phần
ü Công ty hợp danh
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại hình này cũng như biết được ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp, chúng tôi xin phân tích cụ thể như sau:
Thứ nhất, về Doanh nghiệp tư nhân:
Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Ưu điểm:
+ Thủ tục thành lập đơn giản.
+ Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tự do sử dụng lợi nhuận sau thuế.
+ Chủ doanh nghiệp đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Dễ tạo được uy tín với khách hàng, đối tác.
- Nhược điểm
+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
+ Chủ doanh nghiệp phải tự chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.
+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
+ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Thứ hai, về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Ưu điểm:
+ Có tư cách pháp nhân
+ Chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn)
- Nhược điểm:
+ Không được quyền phát hành cổ phần nên sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Nếu muốn tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của chủ sở hữu hoặc huy động vốn bằng cách mời thêm nhà đầu tư thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Thứ ba, về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Các thành viên có thể là tổ chức, cá nhân nhưng số lượng thành viên ít nhất là 2 và không vượt quá 50 thành viên.
- Ưu điểm:
+ Có tư cách pháp nhân.
+ Chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
+ Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
- Nhược điểm:
+ Không được phát hành cổ phần.
+ Chịu sự quản lý chặt chẽ hơn của pháp luật.
+ Do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên khó lấy lòng tin của đối tác hơn so với các công ty đối nhân.
Thứ tư, về Công ty Cổ phần:
Là doanh nghiệp mà cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
- Ưu điểm:
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu thành lập công ty
+ Có tư cách pháp nhân
+ Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn
- Nhược điểm:
+ Cơ cấu tổ chức công ty phức tạp
+ Việc thành lập công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc bởi pháp luật về chế độ tài chính, kế toán.
+ Đối với công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông… Vậy nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Thứ năm, về công ty Hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
- Ưu điểm:
+ Việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình doanh nghiệp khác do có sự liên kết giữa các thành viên góp vốn.
+ Có tư cách pháp nhân.
+ Dễ thuyết phục đối tác và khách hàng hơn khi kinh doanh.
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Nhược điểm:
+ Thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
+ Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào nên khó khăn trong việc huy động vốn.
Trên cơ sở ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp, quý khách hàng có thể tùy vào nhu cầu và mong muốn để thành lập cho mình doanh nghiệp phù hợp nhất. Chúc quý khách hàng thành công!
CÔNG TY LUẬT KHANG THÁI
Văn phòng Giao dịch:
- P906, Toà CT4-1, KĐT Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
- Số Giấy phép hoạt động: 0 1 0 2 1 2 6 0 /TP-ĐKHĐ
- Do sở Tư pháp thành phố Hà Nội cấp ngày 16/01/2017.
- Mã số thuế: 0 1 0 7 7 1 9 2 2 0
- Hotline: 0 9 4 6 9 7 1 7 7 7
- Email: luatsuphonghn@gmail.com
- Website: http://luatkhangthai.vn
Bản quyền thuộc sở hữu Công ty luật Khang Thái. Mọi cá nhân, tổ chức copy dữ liệu từ website đều phải ghi rõ nguồn. Công ty không thu thập thông tin và sử dụng thông tin của khách hàng thông qua website này. Website chỉ giới thiệu dịch vụ và thông tin của doanh nghiệp.