Doanh nghiệp - Thương mại

Quá thời hạn góp vốn điều lệ công ty cổ phần mà cổ đông chưa góp có bị xử lý không?


 Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCN DKDN). Do đó, cổ đông thực hiện sai quy định về thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, căn cứ điểm a và điểm d, khoản 3, điều 112 Luật doanh nghiệp 2014:

a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác

d) Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Công ty buộc thực hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cụ thể: Giảm vốn điều lệ) theo quy định của pháp luật trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc hạn phải thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, sau 05 tháng kể từ ngày kết thúc hạn phải thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua, công ty chưa thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ.

Căn cứ Khoản 3, điểm a và c, Khoản 5, điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung GCN DKDN trên 91 ngày, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm đồng thời áp dụng biên pháp khắc phục hậu quả:

“Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

….

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

….

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

c) Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;”

Do đó, trong trường hợp này công ty phải nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh về việc đăng ký điêu chỉnh giảm vốn điều lệ, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, thay đổi con dấu doanh nghiệp đồng thời nhận quyết định xử phạt.   

 

Gửi yêu cầu