Pháp luật Đất đai-Kinh Doanh BĐS

ĐẤT CHƯA SANG TÊN SỔ ĐỎ CÓ PHẢI LÀ DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?


 

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Luật Khang Thái, chúng tôi xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:


Dựa theo thông tin được cung cấp, do giao dịch mua bán đất diễn ra vào năm 2001, vì vậy, theo quy định của pháp luật, giao dịch này cần tuân thủ các quy định về nội dung và hình thức theo quy định của Bộ luật dân sự 1995 và Luật đất đai 1998.

Theo quy định tại điều 75 Luật đất đai 1998, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định như sau:

1- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi nơi khác;
b) Chuyển sang làm nghề khác;
c) Không còn khả năng trực tiếp lao động.
2- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, do chuyển đi nơi khác hoặc không còn nhu cầu ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Việc chuyển nhượng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Người nhận đất phải sử dụng đúng mục đích.

Theo đó, việc chuyển nhượng đất cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Giao dịch đó cần đăng ký với cơ quan nhà nước.

 

Tuy nhiên, việc chuyển nhượng đất vào năm 2001 chỉ được thể hiện bằng giấy tờ mua bán, có chữ ký của các bên liên quan mà không được công chứng, chứng thực, do đó, theo quy định tại điều 139 Bộ luật dân sự 1995, giao dịch đó bị vô hiệu.

Điều 139. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự vô hiệu, nếu không được thể hiện bằng văn bản, không được Công chứng nhà nước chứng nhận, không được chứng thực, đăng ký hoặc cho phép, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện, thì giao dịch vô hiệu. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại.
 

Như vậy, việc chuyển quyền sử dụng đất diễn ra vào năm 2001 do không tuân thủ về hình thức nên bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Do đó, không thực hiện được việc chuyển nhượng cũng như đăng ký sổ đỏ đứng tên người được chuyển nhượng. Vì vậy, tài sản đó không được coi là di sản thừa kế khi người nhận chuyển nhượng chết đi.

Từ những phân tích trên đây, giao dịch dân sự bị vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức theo quy định của pháp luật nên không thể thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế. Do đó, người được hưởng thừa kế không thể thực hiện việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản được hình thành do giao dịch vô hiệu.


Khuyến nghị:

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật Khang Thái qua Tổng đài tư vấn pháp luật (+84) 946 971 777 or 0964 091 777 , hoặc E-mail: luatsuphonghn@gmail.com

 Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật Khang Thái cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Gửi yêu cầu