Pháp luật Sở hữu trí tuệ

Kiến thức cơ bản về nhãn hiệu


Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá,dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. 
Một dấu hiệu nhìn thấy được có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu dấu hiệu đó có khả năng phân biệt, không lừa dối người tiêu dùng, và không có khả năng xung đột với các quyền đã được xác lập sớm hơn đối với – ví dụ, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, hoặc kiểu dáng công nghiệp của chủ thể khác. 
            Căn cứ vào chức năng cụ thể, có thể chia các nhãn hiệu thành 04 loại: nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
            Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
            Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Căn cứ vào lượng người tiêu dùng biết nhãn hiệu, nhãn hiệu được chia thành: nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng.
            Một Nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng khi Nhãn hiệu đó được ngươi tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp Việt Nam muốn được hưởng quyền đối với nhãn hiệu phải trực tiếp làm đơn xin cấp văn bằng bảo hộ và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc uỷ quyền cho một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đã được cấp chứng chỉ hoạt động thực hiện các công việc này. Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng. 
Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình trong hoạt động thương mại trong suốt thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (kể từ ngày được cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm). 
            Một nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt thì chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ Việt . Để được bảo hộ ở một nước ngoài, nhãn hiệu phải được đăng ký hoặc sử dụng ở nước ngoài đó (tùy thuộc vào luật pháp của nước đó quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu). Để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo nhiều cách: đăng ký trực tiếp ở từng nước, hoặc thông qua hệ thống đăng ký quốc tế Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất trong đó có chỉ định các nước xin đăng ký cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, hoặc xin đăng ký tại các nước Châu Âu theo thể thức CTM (Community Trademark) bằng cách nộp một đơn duy nhất cho Uỷ ban nhãn hiệu hàng hoá EU (Cơ quan hài hoà hoá thị trường nội địa OHIM (The Office for Harmonization in the Internal Market)). Nếu đăng ký theo Madrid, trước hết nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký tại Việt Nam tùy thuộc vào các nước xin bảo hộ thuộc khối Madrid Protocol hay khối Madrid Agreement. Khác với Madrid , một nhãn hiệu xin đăng ký theo hệ thống CTM, nếu thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ, sẽ được bảo hộ ở tất cả các nước thuộc Cộng đồng này (hiện gồm 25 nước). Tuy nhiên, việc từ chối bảo hộ, huỷ bỏ hoặc mất hiệu lực của nhãn hiệu theo hệ thống CTM sẽ được áp dụng trong cả Cộng đồng. 

Theo quy định của Luật SHTT, Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 
            1.   Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 
            2.   Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. 
Nhãn hiệu được công nhận là có khả năng phân biệt nếu nó không trùng hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn với: 
            -     Một nhãn hiệu đã đăng ký hay nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc có ngày ưu tiên sớm hơn, hoặc đang được sử dụng rộng rãi, hay đã hết hiệu lực song không quá năm (05) năm, trừ trường hợp bị đình chỉ do không sử dụng; 
            -     Một nhãn hiệu nổi tiếng; 
            -     Kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hiện đang được bảo hộ hay đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ, hay một hình tượng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. 
Các dấu hiệu không được bảo hộ: 
1.    Hình, hình học đơn giản, chữ số, chữ cái; 
2.    Biểu tượng, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ; 
3.    Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị mang                      tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ; 

4.    Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của Việt Nam , các tổ chức quốc tế;  
5.    Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của Việt Nam , các tổ chức quốc tế; 
6.    Tên gọi, hình vẽ, biểu tượng tương tự với quốc kỳ, quốc huy, danh nhân, địa danh của Việt Nam cũng như nước ngoài; 

Gửi yêu cầu